Suốt cuộc đời của chiếc xe hơi trong quá trình vận hành, thì những tấm kính phải chịu nhiều sự tác động từ bên ngoài lẫn dưới mặt đường, do đó những tấm kính được sản xuất ra có nhiệm vụ bảo vệ cấu trúc của chiếc xe và những người bên trong, chứ không đơn thuần là một hàng rào ngăn cách bên ngoài và trong xe hơi. Có hai loại kính, loại kính đầu tiền gọi là kính nhiều lớp là kính chắn gió, loại kính thứ hai được biết đến là kính cường lực dùng cho các cửa trước và kính phía sau xe.
Kính có tác dụng chắn gió
Nhiều người vẫn hiểu kính chắn gió được thiết kế khi bị bể thì vẫn còn dính lại với nhau, cốt là để không tạo ra những mảnh nhỏ sắc nhọn tách rời đe dọa gây thương vong cho những người ngồi trong xe, điều này chỉ đúng một phần vì kính chắn gió ngày nay nó còn được thiết kế nhiều hơn nhiệm vụ như vậy. Cấu tạo của những tấm kính chắn gió ngày nay là giữa hai lớp kính sẽ có một lớp nhựa polyvinyl butyral (PVB), chúng được cán ép bởi những con lăn có áp lực rất lớn và sau đó được nung nóng, dưới tác động của áp suất và nhiệt về mặt hóa học sẽ tạo liên kết hydro giữa PVB và kính. Lớp PVB ở giữa đóng vai trò quan trọng để chịu đựng và hấp thụ lực những va chạm mạnh, đây cũng là nguyên lý để có thể thiết kế cả những tấm kính dày nhiều lớp chống cả được đạn bắn, và những tấm kính chắn gió cũng làm giảm đến 95% tia cực tím (UV) từ mặt trời.
Sức chịu đựng của kính chắn gió cho phép nó hỗ trợ túi khí trong việc bảo vệ người ngồi trong xe. Khi túi khí phía lái xe bung ra từ vô-lăng thì nó sẽ hướng thẳng vào người lái xe, tuy nhiên túi khí phía bên phụ thì bung lên từ chân kính chắn gió, khi đó kính chắn gió phải chịu đựng một lực tác động với vận tốc 1/30 giây và với sức mạnh tương đương 907kg (2000 Pound), đó là một sức chịu đựng rất lớn để định vị cho túi khí bảo vệ hành khách phía bên phụ. Ngày nay không còn hình ảnh người trong xe bị quăng qua khỏi kính chắn gió như trước nữa, cũng bởi vì sức chịu đựng và liên kết của kính chắn gió rất chắc chắn.
Nhiệm vụ thêm nữa của kính chắn gió là bảo vệ và chống đỡ cho vòm mái của chiếc xe, sức chịu đựng và độ cứng của kính chắn gió giúp cho khung xe được vững hơn, tránh một sự sụp đổ khi xe bị lật hoặc lăn nhiều vòng. Điều này giúp cho hành khách bên trong xe bớt đi nguy hiểm bị kẹt trong ke
Kính cửa trước
Khác với kính chắn gió, các kính cửa xe và kính sau xe được làm bằng kính cường lực. Kính cường lực được tạo ra bởi việc nung nóng các tấm kính thông thường và làm nguội nhanh, quá trình này hình thành nên các ứng suất lực cả đẩy và kéo, giúp cho sức bền và độ chịu đựng của kính cường lực gấp 5-10 lần kính thông thường, nhưng yếu điểm của kính cường lực là các cạnh do bị làm lạnh quá nhanh, chính vì thế người ta thường mài vát tròn các cạnh của kính cường lực khi gắn trên cửa xe hơi.
Khi bị phá vỡ, chúng vỡ thành các hạt rất nhỏ, điều này xảy ra do trong tấm kính luôn có hai ứng suất lực đẩy và kéo. Chính sức chịu đựng khá tốt của kính cường lực nên xe mới có thể di chuyển trên mọi địa hình lẫn nảy xóc mà kính không sao, nếu là những loại kính bình thường thì cứ mỗi chuyến đi vào đường xấu, thì bạn lại phải về thay kính một lần vì chắc chắn kính sẽ không chịu nổi sự nảy xóc của xe, hoặc những va chạm nhẹ giữa hai xe. Kính cường lực được dùng cho các cửa xe và kính sau xe, nó cũng có trách nhiệm là khung đỡ cho nóc xe khi có lật xe hoặc xe bị lăn nhiều vòng.
Các loại kính hiện nay
Kính an toàn: là loại kính đã được xử lý để đảm bảo yêu cầu đã được nêu trước đó.
Loại kính an toàn phủ chất dẻo: là loại kính an toàn được phủ thêm một lớp vật liệu tổng hợp.
Kính độ bền cao là các loại kính chỉ có một lớp kính đã được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và độ phân mảnh khi bị vỡ.
Kính nhiều lớp: loại kính có hai hoặc nhiều lớp kính được gắn với nhau bằng một hoặc nhiều lớp chất kết dính. Trong đó có loại kính bình thường tức là không có lớp kính nào được xử lý và loại có ít nhất một lớp kính được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và các điều kiện phân mảnh khi kính bị vỡ
Với nhiều công dụng nổi bật thì kính cường lực đang được lựa chọn sử dụng nhiều trong việc làm kính chắn gió ô tô. Vừa đảm bảo tính an toàn, hiệu quả sử dụng tối ưu thì còn mang đến tính thẩm mĩ rất cao, vẻ sang trọng cho xe ôtô
Hỏng kính nên thay thế hay sửa?
Sửa hay thay thế? Đây là câu hỏi cơ bản bạn phải đặt ra đầu tiên khi đối mặt với tình trạng kính bị nứt. Căn cứ vào tình trạng vết nứt, vị trí vết nứt, bạn có thể quyết định nên thay hay nên sửa kính.
Thay kính tất nhiên là tốt nhất cho xe, nếu đảm bảo được kính thay là loại chính hãng, chất lượng cao và được thay lắp bởi thợ chuyên nghiệp.
Hơn nữa, với các vết nứt, vỡ lớn trên 30 cm chiều ngang hoặc vết tròn trên kích thước đồng xu, các vết ngay vị trí lái, bạn bắt buộc phải thay. Đừng cố sửa những vết nứt loại này.
Hãy đến đại lý phụ tùng uy tín để thay kính đảm bảo chất lượng bạn nhé!