Lọc gió Cabin hay còn gọi là lọc gió điều hòa chính sử dụng lâu sẽ bị bẩn, khi đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng lưu thông không khí trong ca bin và các vi khuẩn gây ô nhiễm sẽ có cơ hội hoạt động mạnh hơn khi xe vận hành. Triệu chứng thường thấy của lọc gió cabin bị bẩn, tắc là luồng gió điều hoà trong xe rất yếu mặc dù quạt gió đang để mức lớn; tiếng lạch xạch bất thường của quạt gió phát ra từ họng gió.
Lọc gió ô tô bẩn, hoạt động kém có tác hại thế nào?
1. Gây ô nhiễm bên trong ô tô
Lọc gió cabin có chức năng ngăn chặn bụi bẩn, các Không khí gây nhiễm qua điều hòa nhiệt độ, Hệ thống sưởi và thông hơi, Tuy nhiên nếu Lọc gió cabin ( Lọc gió điều hòa ) bị bẩn Lọc gió cabin lại có thể làm nồng độ ô nhiễm trong xe tăng gấp 6 lần môi trường bên ngoài. Điều đó không tốt cho sức khỏe của người lái xe, và người ngồi trên xe.
Lọc gió bị đóng bụi lâu ngày gây hại sức khỏe
2. Hỏng động cơ ô tô nhanh chóng, hao nhiên liệu
Nếu không có lọc gió ô tô, động cơ sẽ nhanh giảm công suất, việc tạo ra các chất thải, muội than trong quá trình hoạt động sẽ xảy ra nhanh chóng, kết hợp bụi bẩn từ không khí tác động lên động cơ sẽ khiến động cơ hư hỏng nhanh, tuổi thọ kém.
Việc lọc gió còn là một trong những điều kiện để xe có thể tiết kiệm nhiên liệu. Nếu xe có hệ thống lọc gió tốt quá trình tiêu hao nhiên liệu sẽ ít hơn so với xe có hệ thống lọc gió kém. Vì vậy, chăm sóc cho lọc gió là cách để bảo quản ô tô tốt hơn, đồng thời cũng là cách để có thể tiết kiệm chi phí trong việc thay và sử dụng nhiên liệu trên ô tô.
Có thể bạn cần mua: Bầu lọc gió Mazda 6 2014
Dấu hiệu lọc gió ô tô đã đến thời điểm cần thay
1. Xe chạy tốn xăng
Khi nào cần thay lọc gió trên xe hơi?
Khi phát hiện ra hiện tượng xe bỗng nhiên bị hao xăng hơn nhiều so với bình thường thì đó là một trong những dấu hiệu cho thấy bộ phận lọc gió ở động cơ của xe làm việc không hiệu quả, bụi bẩn bám nhiều khiến không khí không được lọc sạch, từ đó dẫn đến động cơ cần nhiều nhiên liệu để đốt chạy trong khi vận hành.
Trong trường hợp này, bạn cần phải kiểm tra bộ phận lọc gió, nếu lọc gió còn tốt thì bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là được, còn nếu lọc gió đã bị hư hại nhiều thì bạn cần phải thay lọc gió mới để đảm bảo hiệu suất làm việc.
2. Động cơ tỏa nhiệt nhiều
Việc động cơ xe ô tô nhanh bị nóng có thể do hết nước làm mát hoặc hệ thống làm mát trên xe xảy ra sự cố. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có thể do lọc gió ở động cơ bị hư hại khiến bụi bẩn trong không khí lọt vào khoang động cơ và buồng đốt khiến động cơ hoạt động kém và gây ra hiện tượng nóng máy.
Trường hợp này, bạn cần kiểm tra cả 2 bộ phận hệ thống làm mát và lọc gió để tìm đúng nguyên nhân chính xác nhất. Bổ sung nước làm mát nếu thấy nước làm mát bị thiếu hụt; vệ sinh hoặc thay mới lọc gió nếu nguyên nhân xảy ra sự cố ở bộ phận này.
Động cơ bị nóng thường xuyên
3. Động cơ thường bị tắt đột ngột
Khi bộ lọc gió động cơ bị hỏng, rách và bám nhiều bụi bẩn sẽ khiến các bụi bẩn lấp đầy vào các lỗ thông khí của bộ lọc, làm giảm lượng khí cần thiết vào động cơ dẫn tới công suất động cơ giảm, tạo nhiều muội than trong buồng đốt và bugi khiến động cơ thường xuyên bị tắt đột ngột.
Lúc này nên kiểm tra và thay thế lọc gió mới để đảm bảo xe vận hành tốt hơn, tránh bị lỗi hỏng nặng.
4. Điều hòa ô tô không mát
Nếu xe có hiện tượng khi bật điều hòa nhưng không mát hoặc có mát nhưng không sâu, trong xe có mùi hôi khó chịu, nhanh nóng máy... đó là dấu hiệu cho thấy bộ lọc gió điều hòa của xe xảy ra vấn đề. Lúc này, cần kiểm tra, vệ sinh, thay mới lọc gió nếu cần thiết.
Ngoài ra, để đảm bảo bộ lọc gió trên xe ô tô hoạt động ổn định, ít xảy ra sự cố, cần phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh lọc gió theo định kỳ 5.000 km/lần và thay mới sau mỗi chặng 20.000 km/lần. Số chặng km này có thể thay đổi ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào điều kiện sử dụng xe của mỗi người, tuy nhiên không nên để quá lâu sẽ gây hỏng hóc khác trên các hệ thống của xe.
Hướng dẫn thay lọc gió ô tô
Bước 1: Lọc gió nằm ở trong khoang động cơ, tức là cần mở nắp ca-pô ra trước tiên. Lưu ý, nếu xe vừa hoạt động xong nên để nghỉ một thời gian để tỏa nhiệt động cơ, sau đó mới thực hiện.
Bước 2: Xác định vị trí lọc gió. Bộ phận này thường đặt trong một chiếc hộp, được thiết kế để dễ tìm thấy. Hộp có thể được cài bằng lẫy hoặc bắt vít tùy xe. Trước khi lấy lọc gió ra ngoài nên nhớ vị trí ban đầu để lúc lắp lại dễ dàng hơn.
Vị trí lọc gió
Bước 3: Tháo lọc gió. Có thể vệ sinh bằng cách gõ nhẹ xuống mặt đất để bụi bẩn rơi ra ngoài. Sau đó dùng máy xịt khí để thổi bụi ở các khe của tấm lọc. Tránh xịt với áp suất cao khiến rách màng lọc. Lưu ý, không được để nước lọt vào lọc gió bởi nước sẽ làm hỏng bộ phận này, đặc biệt với lọc gió giấy.
Trường hợp lọc gió đến kỳ thay thế thì bỏ đi lọc gió cũ và thay bằng loại mới.
Bước 4: Lắp lại lọc gió vào vị trí cũ. Nhớ ấn lẫy hoặc bắt vít chặt, sau đó đóng nắp hộp lọc gió lại. Đóng nắp ca-pô.