Má phanh bị mòn không đều không phải là hiện tượng hiếm gặp. Có những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này như: Piston của phanh bị khô dầu dẫn đến kẹt hoặc hoạt động không trơn tru. Việc này sẽ khiến các má phanh di chuyển không đều nhau giữa hai bên lốp dẫn đến hiện tượng má phanh mòn không đều.
Má phanh ô tô sẽ mòn theo thời gian
Cách bảo dưỡng má phanh ô tô
Để khắc phục, bạn cần thường xuyên mang xe đi bảo dưỡng hệ thống phanh. Thông thường, trong tất cả các kỳ bảo dưỡng định kỳ, bạn nên kiểm tra lại hệ thống phanh của xe. Có thể chỉ cần vệ sinh lại hệ thống piston này là đã khắc phục hiện tượng kể trên.
Nếu má phanh đã quá mòn, bạn nên thay đôi má phanh mới, không nên chỉ thay một bên má phanh vì việc này sẽ tiếp tục dẫn đến hiện tượng má phanh mòn không đều. Ngoài ra, khi bảo dưỡng cũng nên để ý đến đĩa phanh bởi đây là bộ phận quan trọng của hệ thống phanh. Nên láng lại đĩa phanh sau khi thay má phanh.
Tại sao cần phải thay má phanh?
Hệ thống phanh có hai loại phổ biến nhất là phanh tang trống và phanh đĩa. Hiện nay, phanh đĩa được áp dụng ngày càng nhiều nên ở đây chỉ đề cập đến phanh đĩa.
Tùy công nghệ của mỗi hãng, cũng như tính chất của từng dòng xe, má phanh có thể được làm từ nhiều loại chất liệu tổng hợp khác nhau. Đây là một dạng composite gồm nhiều thành phần như aramid, polyacrylonitrile, bột kim loại, gốm… với yêu cầu là tạo ma sát cao, chịu được nhiệt độ lớn (lên đến hơn 7000C, thậm chí có lúc gần 1.0000C), không bị ảnh hưởng bởi nước, chống ẩm, ít mòn… Trên ô tô thì má phanh là một trong những chi tiết có điều kiện hoạt động khắc nghiệt nhất.
Má phanh là một trong những chi tiết có điều kiện hoạt động khắc nghiệt nhất trên ô tô
Tốc độ mòn của má phanh tùy thuộc vào cách lái xe của mỗi người, phụ thuộc vào loại chất liệu và công nghệ, có loại mòn chậm có loại mòn nhanh, nhưng đây là một chi tiết có tuổi thọ giới hạn và cần thay thế định kỳ, thông thường vào khoảng hơn 50.000km đối với má phanh trước, thậm chí lên đến gần 100.000km. Tuy nhiên, thời điểm thay má phanh thường không căn cứ vào số km đã đi, mà nhiều người vẫn căn cứ vào độ mòn của má phanh trên từng xe cụ thể.
Quan sát má phanh có thể dễ dàng nhận ra được đâu là lúc cần phải thay má phanh nhờ một số kiểu chỉ báo trên má phanh như hình dưới. Các loại má phanh với bố phanh dán vào tấm kim loại có thể có rãnh chỉ báo, khi má phanh mòn đến gần cạn rãnh thì đó là thời điểm cần thay má phanh, hoặc không có rãnh, nhưng độ dày của bố phanh còn dưới 3mm thì cũng là thời điểm cần phải thay. Với các loại má phanh và bố phanh đóng vào tấm kim loại nhờ ri-vê thì độ dày tính từ mặt bố đến đểnh ri-vê không nên thấp hơn 1,5mm.
Ngoài các kiểu chỉ báo này, trên một số loại má phanh còn có thể có một lá kim loại có nhiệm vụ chỉ báo mức độ mòn của bố phanh. Lá kim loại này thường được bắt vào thân má phanh và hướng vào đĩa phanh. Khi bố phanh mòn tới hạn phải thay thế, lá kim loại này có thể cạ vào đĩa phanh gây ra những tiếng kêu cảnh báo cho người dùng.
Trên một số dòng xe cao cấp khác, cảnh báo mòn má phanh có thể hiện đại hơn khi sử dụng một cực điện đặt bên trong bố phanh. Khi bố phanh mòn nhiều làm lộ và khiến cực điện này chạm vào đĩa phanh, hình thành một mạch điện, kích hoạt đèn cảnh báo phanh trên bảng đồng hồ
Việc má phanh mòn quá nhiều có thể làm giảm áp suất phanh, giảm hiệu năng phanh gây nguy hiểm khi vận hành hoặc làm hỏng đĩa phanh. Chính vì vậy, ghi nhận những hiện tượng khác thường ở hệ thống phanh để bảo dưỡng, thay thế kịp thời là một việc quan trọng. Bên cạnh việc quan sát và lắng nghe hệ thống phanh, nếu bàn đạp quá sâu, đèn báo phanh sáng vì các lý do khác hoặc xe có dấu hiệu chệch hướng khi phanh gấp với vô-lăng ở vị trí trung tâm… cũng là những dấu hiệu cho thấy hệ thống phanh cần phải được kiểm tra gấp.
4 dấu hiệu cho thấy phanh ô tô đang bị mòn
1. Tiếng ồn bất thường
Những người lái xe tốt luôn dựa vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa chân, tay và mắt. Một điều quan trọng khác là sử dụng đôi tai để lắng nghe những âm thanh, tiếng ồn bất thường phát ra từ chiếc xe của bạn. Những tiếng kêu: kin kít, ken két,…khi phanh, là một dấu hiệu rõ ràng rằng má phanh đã mòn, cần được thay mới không chậm trễ.
2. Xe bị lạng sang hai bên khi phanh
Khi phanh xe, nếu cảm thấy chiếc xe có một lực kéo khiến chiếc xe rẽ trái, rẽ phải bất thường hay khi bạn dừng đỗ, xe hay bị giật thì nên đi kiểm tra phanh ngay lập tức.
3. Những cảm giác ở chân
Bên cạnh tiếng ồn, dấu hiệu khác là phanh sẽ không ăn như bình thường, quãng đường phanh cũng sẽ tăng lên. Khi đó bạn sẽ thấy khó kiểm soát chiếc xe hơn, nhất là khi di chuyển với tốc độ cao mà đột ngột phải dừng xe do có vật cản. Khi đó có thể bàn đạp phanh dù đã gần chạm sàn mà phanh không ăn cho lắm.
Có thể bạn cũng cảm nhận được bàn đạp nhẹ, có vẻ hành trình tự do của pedal lớn hơn bình thường... là thời điểm cần thay mới má phanh.
4. Cảm biến báo mòn
Có hai loại cảm biến:
- Má phanh trên xe có gắn miếng thép giúp tản nhiệt, khi má phanh mòn sẽ tiếp xúc với heo thắng (caliper) và đĩa phanh gây ra tiếng kêu.
- Má phanh trên xe có gắn cảm biến khi má phanh mòn sẽ tiếp xúc với heo thắng (caliper) và đĩa phanh dẫn đến đèn báo mòn phanh trên bảng điều khiển bật sáng. Bạn hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe để nâng cao nhận thức các vấn đề liên quan.
Bao lâu cần thay má phanh ô tô?
- Theo các chuyên gia ô tô, nên kiểm tra hệ thống phanh xe kết hợp cùng lần thay dầu; khi độ dày của má phanh khi chỉ còn từ 2 - 3mm thì nên thay mới.
Vì độ dày của má phanh giảm dẫn đến lực ma sát giảm; sự giảm ma sát sẽ dẫn đến phanh kém hiệu quả, điều này có thể gây nguy hiểm khi phanh giảm tốc hay phanh gấp trong những tình huống nguy cấp.
- Khi thay má phanh nên chỉ thay cả đôi, nếu chỉ thay một bên sẽ dẫn đến hiện tượng má phanh mòn không đều. Nên láng lại đĩa phanh sau khi thay má phanh.
Tự thay má phanh ô tô có dễ?
Đối với việc thay má phanh ô tô không tốn quá nhiều chi phí khi bạn tới các gara sửa chữa và thay thế. Song nếu bạn có các dụng cụ và kiến thức thì việc thay thế má phanh cũng không quá phức tạp. Đọc bài viết dưới đây để biết cách thay má phanh nhé:
Cách thay má phanh sau ô tô Mazda dễ dàng, hiệu quả
Phụ tùng Mazda AHV
🔔Địa chỉ: 4B, Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
📞ĐT: 024 3632 0875
📲Hotline: 0896653222
💻Webiste: phutungahv.com